Review sách “Tôi nói gì khi nói về chạy bộ” của Haruki Murakami

“Đây là một cuốn sách viết về chạy bộ, chứ không phải là một tiểu luận về việc làm sao cho khỏe mạnh. Ở đây tôi sẽ không cố đưa ra lời khuyên kiểu, “Thôi nào mọi người – cùng chạy bộ mỗi ngày cho khỏe mạnh đi”. Thay vì vậy, đây là cuốn sách trong đó tôi tập hợp những suy nghĩ của mình về việc chạy bộ có ý nghĩa như thế nào đối với tôi trong tư cách một con người. Chỉ là một cuốn sách trong đó tôi suy ngẫm những thứ khác nhau và chuyển ý nghĩa thành lời”. Haruki Murakami đã mở đầu cuốn sách viết về chạy bộ của mình như vậy.

“Tôi nói gì khi nói về chạy bộ” là một trong những cuốn sách được yêu thích rộng rãi của Haruki Murakami. Bạn hãy cùng TOP 10 CHẠY BỘ tìm hiểu về cuốn sách này nhé.

Vài nét về tác giả Haruki Murakami

nha van haruki murakami
Nhà văn Haruki Murakami

Theo Wikipedia, Murakami Haruki sinh ngày 12/1/1949. Ông là một trong những tiểu thuyết gia, dịch giả văn học người Nhật Bản được biết đến nhiều nhất hiện nay cả trong lẫn ngoài nước Nhật.

Từ thời điểm nhận giải thưởng Nhà văn mới Gunzo năm 1979 đến nay, hơn một phần tư thế kỷ hoạt động và viết lách, tác phẩm của ông đã được dịch ra khoảng 50 thứ tiếng trên thế giới. Đồng thời, trong nước ông là người luôn tồn tại ở tiền cảnh sân khấu văn học Nhật Bản. Murakami đã trở thành hiện tượng trong văn học Nhật Bản đương đại với những mĩ danh “nhà văn được yêu thích”, “nhà văn bán chạy nhất”, “nhà văn của giới trẻ”.

Các tác phẩm nổi tiếng của Haruki Murakami phải kể đến như:

  • Rừng Na Uy
  • Kafka bên bờ biển
  • Tôi nói gì khi nói về chạy bộ
  • Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời
  • Những người đàn ông không có đàn bà
  • 1Q84
  • Biên niên ký chim vặn dây cót

Nội dung chính của sách

Trong lời bạt cuốn sách, Murakami chia sẻ: “Như nhan đề của từng chương sách này cho thấy, phần lớn các bài viết tập hợp ở đây được viết từ mùa hè năm 2005 đến mùa thu năm 2006. Tôi không viết chúng liền một mạch, mà đúng hơn là mỗi lúc một ít, mỗi khi tôi có thể tìm thấy thời gian rảnh rỗi xen giữa những việc khác. Mỗi lần viết thêm tôi thường tự hỏi, Thế…giờ trong đầu mình có gì nào? Dù đây không phải là cuốn sách dày, từ đầu đến cuối cũng đã mất nhiều thời gian, và còn nhiều hơn sau khi tôi đã viết xong, để cẩn thận trau chuốt và hoàn thiện”.

nha van haruki murakami chay bo

“Tôi nói gì khi nói về chạy bộ” có 133 trang với nội dung gồm các phần:

  • Lời tựa
  • Đau khổ là tự nguyện
  • Ai định cười Mick Jagger?
  • Mẹo trở thành tiểu thuyết gia chạy bộ
  • Athens giữa mùa hè – Lần đầu chạy 26,2 dặm
  • Phần lớn những gì tôi biết về viết truyện là do học được từ chạy bộ mỗi ngày
  • Dù cho hồi ấy tôi có đuôi tóc đi nữa
  • Không ai đập bàn nữa, chẳng ai ném tách nữa
  • Mùa thu ở New York
  • Bên bờ biển quận Kanagawa
  • 18 tuổi đến khi tôi chết
  • Ít ra ông ấy không bao giờ cuốc bộ
  • Trên những nẻo đường vòng quanh thế giới

Haruki Murakami là một nhà văn nổi tiếng và đồng thời cũng là một người chạy bộ tốt với FM Sub 4. Trong cuốn sách “Tôi nói gì khi nói về chạy bộ”, bằng giọng văn lôi cuốn, đầy hình ảnh, Murakami kể về quá trình tham gia môn chạy bộ cùng những suy tưởng của ông về ý nghĩa của chạy bộ, của vận động cơ thể.

Ông cũng chia sẻ những nét tương đồng giữa chạy bộ với viết văn, giữa một hành vi thể chất với một hành vi tinh thần. Nhìn rộng ra, cuốn sách cho thấy những tác động, những nét đồng điệu chạy bộ đem đến cho khả năng sáng tạo. Ông chia sẻ: “Hầu hết những gì tôi biết về viết lách đều học được từ việc chạy bộ hàng ngày. Đó là những bài học thực tế và tự nhiên”. Đó hẳn cũng là lý do ở phần lời bạt cuối sách, tác giả ký tên: Nhà văn (kiêm người chạy bộ).

Cuốn tự truyện về chạy bộ này không đặt mục đích truyền đạt bí quyết làm sao để khỏe mạnh (dù nó hoàn toàn làm được điều đó), mà giúp những bạn đọc yêu mến Haruki Murakami giải đáp câu hỏi: vì sao tiểu thuyết gia này có một sức sáng tạo dồi dào như thế.

Xem thêm: Top 5 cuốn sách hay về chạy bộ nhất định phải đọc

Những ý hay của sách “Tôi nói gì khi nói về chạy bộ”

sach chay bo toi noi gi khi noi ve chay bo
“Tôi nói gì khi nói về chạy bộ” là một trong những cuốn sách runner nên tìm đọc.
  • Đau đớn là không thể tránh khỏi. Đau khổ là tự nguyện. Giả dụ lúc đang chạy ta lại bắt đầu nghĩ, Trời ơi đau quá, mình không chịu đựng nổi nữa rồi. Cái phần đau là một thực tế không tránh khỏi, nhưng ta có chịu đựng nổi nữa hay không là tùy thuộc vào chính người chạy. Điều này gần như gói gọn được khía cạnh quan trọng nhất của chạy marathon.
  • Ngay lúc này tôi đang nhắm chuyện tăng cự ly chạy, vậy nên tốc độ không thành vấn đề mấy. Chỉ cần tôi có thể chạy được một cự ly nào đó thì tôi chẳng quan tâm gì hơn. Thỉnh thoảng tôi chạy nhanh khi thích, nhưng nếu tăng tốc thì tôi lại giảm thời gian chạy, vấn đề là để niềm hồ hởi tôi cảm thấy vào cuối mỗi lần chạy kéo dài qua ngày hôm sau.
  • Để đi tiếp, ta phải duy trì nhịp điệu. Đây là điều quan trọng đối với những công trình lâu dài. Một khi ta đã dẫn tốc độ rồi thì mọi thứ còn lại sẽ theo sau. Vấn đề là làm sao cho bánh đà quay ở một tốc độ đã định và để đến được thời điểm đó ta cũng phải tập trung và nỗ lực hết sức mình.
  • Việc đánh bại ai khác là điều không hợp với tôi. Tôi quan tâm nhiều hơn đến chuyện tôi có đạt được các mục tiêu đã tự đặt ra cho mình hay không, nên theo nghĩa đó thì chạy đường trường hoàn toàn phù hợp với một não trạng như não trạng của tôi.
  • Tôi chỉ chạy. Tôi chạy trong sự rỗng không. Hay có lẽ tôi nên nói cách khác như thếnày: tôi chạy để đạt được một sự rỗng không.
  • Khi đang chạy tôi chợt nảy ra một ý nghĩ: dù thời gian chạy của mình trong mỗi lần chạy có không tiến bộ thì mình cũng chẳng thể làm được gì nhiều. Mình đã già đi, thời gian đang tính sổ với mình. Chuyện đó chẳng phải lỗi ai cả. Đấy là luật chơi. Cũng như sông chảy về biển, già đi và chậm lại chỉ là một phần của cảnh sắc thiên nhiên, mình phải chấp nhận nó.

nha van haruki murakami khoi dong

  • Chạy bộ có rất nhiều ưu điểm. Trước hết, ta không cần có thêm ai mới được, và không cần thiết bị đặc biệt. Ta không phải đến một nơi đặc biệt nào để chạy cả. Chỉ cần có giày chạy bộ và một con đường tốt là ta có thể chạy tùy thích.
  • Tôi thường dễ tăng cân, nhưng khoảng thời gian đó cân nặng của tôi ổn định ở mức cần có. Nhờ luyện tập mỗi ngày, một cách tự nhiên tôi đạt đến cân nặng lý tưởng của mình, và tôi nhận ra rằng điều này giúp ích cho thành tích của mình.
  • Đích. Cuối cùng thì tôi cũng đã về đến đích. Thật kỳ lạ, tôi không có cái cảm giác hoàn thành. Thứ duy nhất tôi cảm thấy là một cảm giác nhẹ nhõm tột cùng rằng mình không phải chạy nữa.
  • Tôi chạy từ Athens đến Marathon mất ba giờ năm mươi mốt phút. Không hẳn là một khoảng thời gian cừ, nhưng ít ra tôi cũng đã có thể tự mình chạy trọn vẹn đường chạy, bạn đường duy nhất của tôi là giao thông kinh khủng, cái nóng không tưởng nổi, và cơn khát kinh hồn của tôi. Tôi đã tưởng sẽ tự hào về cái mình đã làm được, nhưng ngay lúc này tôi không còn bận tâm nữa. Điều làm tôi hạnh phúc ngay lúc này đây là biết rằng mình không phải chạy thêm một bước nào nữa.
  • Tổng khối lượng chạy tôi thực hiện có thể đang giảm sút, nhưng ít nhất tôi cũng tuân theo một trong những nguyên tắc chạy cơ bản của mình: tôi không bao giờ nghỉ hai ngày liền. Cơ bắp, cũng như lũ gia súc, vốn rất sáng dạ. Nếu ta thận trọng tăng công việc, từng bước một, chúng sẽ học được cách chịu đựng nó.
  • Khi tôi chạy, các bộ phận khác nhau trong tôi, hết cái này đến cái khác, bắt đầu đau. Đầu tiên là đùi bên phải của tôi đau nhức, rồi cái đau ấy chuyển sang đầu gối phải, rồi sang đùi trái và cứ thế. Tất cả mọi bộ phận trong cơ thể tôi đều có dịp trở thành trung tâm của sự chú ý và gào la than vãn. Chúng kêu la, phàn nàn, gào thét bức bối, và báo trước cho tôi là chúng không chịu nổi nữa đâu. Với chúng, chạy sáu mươi ba dặm là một kinh nghiệm chưa hề biết, và mỗi bộ phận cơ thể đều có cớ của nó. Tôi hiểu rất rõ, nhưng rất cả những gì tôi muốn chúng làm là im lặng và tiếp tục chạy.
  • Mình không phải là người. Mình là một cái máy. Mình không cần phải làm gì cả. Cứ tiến lên phía trước. Tôi lặp đi lặp lại điều này như một câu thần chú. Một sự lặp lại từng chữ, máy móc. Và tôi cố hết sức giảm thế giới nhận thức xuống phạm vi hạn hẹp nhất.
  • Nếu ta là một người chạy cự ly dài tập luyện nhiều mỗi ngày, đầu gối ta là điểm yếu. Mỗi lần bàn chân ta chạm đất khi chạy, đó là một chấn động tương đương ba lần trọng lượng của ta, và điều này lặp lại có lẽ hơn mười ngàn lần trong một ngày. Khi mặt đường xi măng cứng tiếp xúc trọng lượng buồn cười này (dĩ nhiên, giữa chúng có lớp đệm trong giày), đầu gối ta âm thầm chịu đựng tất cả những cú nện không dứt ấy.

nha van haruki murakami thi dau chay bo

  • Tại vạch xuất phát, tôi chạy theo ngưởi dẫn tốc độ cầm tấm bảng đề 3 giờ 45 phút. Tôi tin chắc mình đương nhiên sẽ thực hiện được thời gian đó. Đó có lẽ là một sai lầm. Giờ nhớ lại, tôi thấy lẽ ra mình nên theo sau người dẫn tốc độ ba giờ năm mươi lăm phút, rồi tăng tốc về sau, và giá mà tôi chắc chắn được là mình kham nổi. Kiểu tiếp cận hợp lý đó có lẽ là cái tôi cần.
  • Điều đầu tiên cần nhớ khi đạp xe đạp đua là khom người tới trước càng nhiều càng tốt để bớt cản không khí – nhất là giữ cho mặt ta hướng tới trước và ngẩng lên. Bất luận thế nào ta cũng phải học được tư thế này. Chừng nào ta chưa quen thì việc giữ yên tư thế này trong hơn một giờ – như một con bọ ngựa đang cầu nguyện với cái đầu ngẩng cao – gần như là không thể. Chẳng mấy chốc lưng và cổ ta sẽ bắt đầu kêu gào. Khi ta mệt lử đi rồi thì đầu ta thường gục xuống và ta nhìn xuống, và một khi điều đó xảy ra thì tất cả những hiểm nguy đang rình rập ngoài kia ập đến.
  • Tôi bị khó thở trong suốt cuộc đua vì tôi thở quá mạnh. Điều ấy cũng đã xảy ra khi tôi bơi trong hồ cùng với huấn luyện viên của mình, và ý nghĩ đó chợt lóe trong tôi: ngay trước khi xuất phát cuộc đua tôi đã thở quá sâu và quá nhanh. Có lẽ vì hồi hộp trước cuộc đua mà tôi đã hít quá nhiều oxy một lúc. Điều này dẫn đến việc tôi hít thở quá nhanh khi bắt đầu bơi, đến lượt nó điều này làm sai lệch thời gian thở của tôi.

Tải Ebook: Sach-toi-noi-gi-khi-noi-ve-chay-bo-Haruki-Murakami

*

Trên đây, TOP 10 CHẠY BỘ đã giới thiệu đến bạn cuốn sách “Tôi nói gì khi nói về chạy bộ” của Haruki Murakami. Nhìn chung, đây là một cuốn sách rất nên tìm đọc với các runner.

TOP 10 CHẠY BỘ chúc bạn luôn tràn đầy cảm hứng với “hố sâu” chạy bộ.

DMCA.com Protection Status
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status