9 Cách tránh phồng rộp da chân khi chạy bộ đường dài

Blister hay còn gọi là phồng rộp da chân là một dạng tổn thương thường thấy trong các môn thể thao sức bền như chạy bộ, đạp xe, đi bộ đường dài, leo núi… Blister làm bạn thực sự khó chịu, đau rát. Thậm chí, với tổn thương nặng, bạn có thể còn phải tạm dừng trải nghiệm tập luyện thể thao của mình một thời gian.

Bạn hãy cùng TOP 10 CHẠY BỘ tìm hiểu về blister – một trong những “ác mộng” của dân chạy bộ.

Triệu chứng của blister

trieu chung cua blister

  • Da chân, da tay bị tấy đỏ, nóng rát, đau, ngứa
  • Phồng rộp chân, tay
  • Mụn nước, thậm chí mưng mủ

Khi bạn chạy với một đôi giày chật, chất liệu quá cứng và thời gian tập luyện dài thì vùng da ở bàn chân của bạn sẽ bị đau rát. Khi bạn dừng tập, cơn đau sẽ tạm hết nhưng tổn thương tiếp theo xuất hiện là chân bạn bị phồng rộp, mụn nước, thậm chí mưng mủ. Đây là triệu chứng của blister.

Nếu tổn thương ở dạng nhẹ, bạn sẽ chỉ tương đối khó chịu và sẽ hết hẳn sau 1 vài ngày. Nếu tổn thương nặng, bạn thậm chí sẽ rất khó để đi lại được bình thường với mụn nước, mưng mủ to.

Triệu chứng của blister thường gặp ở gót chân, lòng bàn chân khi bạn chạy bộ, đi bộ, leo núi… Tuy nhiên, blister cũng có thể ở bàn tay khi bạn đạp xe đường dài.

Xem thêm: Hướng dẫn chọn giày chạy bộ đúng cách cho người mới

Nguyên nhân của blister

nguyen nhan cua blister

Các nguyên nhân dẫn đến blister khi chạy bộ thông thường gồm:

  • Bàn chân cọ xát thời gian dài với tất và giày
  • Tất bị bụi bẩn, ẩm ướt, bí
  • Giày chật so với chân

Xem thêm: 10 đôi tất chạy bộ tốt nhất năm 2020

 

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc blister?

nhung yeu to lam tang nguy co mac blister

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến blister là do việc bàn chân cọ xát với tất, giày chật trong khoảng thời gian dài; tất bị bụi bẩn, ẩm ướt, bí. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng khiến bạn tăng nguy cơ mắc blister:

  • Thời tiết quá nóng, ẩm
  • Thời tiết quá lạnh, ẩm
  • Dị ứng da
  • Da tiếp xúc bề mặt nóng
  • Da tiếp xúc nước, hơi ẩm
  • Rộp da do tác dụng phụ khi dùng thuốc

Những ai thường mắc phải blister?

Bất cứ ai cũng có thể mắc phải blister, kể cả các vận động viên đỉnh cao, ở bất kỳ lứa tuổi nào. Nếu bạn là người yêu thích thể thao, yêu thích vận động, đặc biệt là các môn thể thao đường trường như chạy bộ, đạp xe thì nguy cơ bạn bị blister càng cao.

Cách phòng ngừa blister khi chạy bộ

tat xo ngon chay bo

  • Bạn nên giữ cho giày và tất khô ráo
  • Bạn có thể để túi hút ẩm hoặc giấy báo vào giày khi không sử dụng. Như vậy, giày sẽ khô ráo hơn.
  • Đi tất xỏ ngón, chuyên cho chạy trail
  • Lựa chọn tất chuyên cho chạy bộ
  • Lựa chọn giày chạy bộ lớn hơn 1 size so với giày đi bình thường
  • Lựa chọn giày vào lúc chiều tối để thử giày đúng kích cỡ nhất. Khi đó, chân bạn đã hoạt động cả ngày và có kích thước tương đối giống khi chạy bộ liên tục.
  • Nếu bạn đã bị blister nhẹ thì nên nghỉ ngơi, chờ hồi phục. Việc bất chấp blister mà vẫn duy trì cường độ tập luyện có thể khiến chân bạn phồng rộp nặng hơn.
  • Với các đôi giày mới còn khá cứng, bạn nên chạy, đi bộ ngắn một thời gian cho giày mềm hơn. Bạn không nên sử dụng đồ mới 100% để chạy đường dài hoặc dùng cho ngày thi đấu.
  • Bôi Vaseline vào kẽ các ngón chân, bẹn, nách, đầu ti để tránh phồng rộp, trầy xước
  • Dùng băng dán Ego quấn quanh ngón chân
  • Dùng băng dán phòng ngừa phòng rộp, trầy xước da
  • Tạm dừng chạy và kiểm tra chân khi thấy chân bị nóng rát khi chạy
  • Một điều thú vị là bạn tập luyện đều đặn cũng giảm nguy cơ mắc blister. Ví dụ như mình trước tập gym, cầm tạ tay không hơi rộp tay. Sau chỗ rộp thành chai tay, không rộp nữa. Hồi mới sang môn chạy mình cũng bị rộp nhẹ nếu chạy thời gian dài. Sau lòng bàn chân, các ngón chân cũng dần quen với cường độ tập luyện và ít bị rộp hơn.

Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh giày thể thao đúng cách

 

Cách chữa blister

cach chua blister

Khi bạn đã phòng ngừa nhưng vẫn “dính” blister, lúc này bạn cần nghĩ đến cách chữa. Bạn có thể tham khảo cách sau:

  • Dùng nước ấm rửa sạch chỗ phồng rộp
  • Những vết rộp còn mụn nước cần chọc ra cho chảy hết nước
  • Bôi thuốc chống viêm nhiễm da vào vùng bị phồng rộp
  • Băng bó lại
  • Bạn cũng có thể sử dụng miếng dán điều trị phồng rộp
  • Nếu bạn bị phồng rộp nặng, bạn nên hạn chế đi lại
  • Thay băng, vệ sinh chỗ phồng rộp thường xuyên
  • Tạm nghỉ chạy để vết thương có thời gian khô và hồi phục lại bình thường

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

bac si dieu tri blister
Doctor with stethoscope in a hospital, back view

Blister hầu hết sẽ tự khỏi sau một vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn thấy các dấu hiệu nặng hơn, bạn nên đến bệnh viện để được chăm sóc, điều trị. Các dấu hiệu đó là:

  • Chỗ phồng rộp ngày càng đau đớn
  • Các nốt phồng rộp tiếp tục lan ra
  • Mủ vàng hoặc xanh lá cây ở nốt rộp có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị nhiễm trùng

*

Trên đây, TOP 10 CHẠY BỘ đã cùng bạn tìm hiểu về blister. Tổn thương blister đem lại thực không dễ chịu gì với các runner. Thậm chí, với tổn thương nặng, bạn có thể còn bị gián đoạn bài tập, cuộc thi chạy của mình.

Chúc bạn luôn chạy bộ thoải mái, tránh xa blister.

DMCA.com Protection Status
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
DMCA.com Protection Status